Chi tiết tin - Thị trấn Ái Tử - Triệu Phong

 

Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 2
  • Hôm nay 238
  • Tổng truy cập 473.284

Thi đua học tập, làm theo di chúc của Bác Hồ

14:16, Thứ Tư, 19-10-2022

           Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ. Những suy nghĩ tâm huyết, sâu xa của Người; những điều Bác căn dặn trong Di chúc vẫn là những vấn đề căn cốt, luôn mang tính thời sự đối với Đảng ta, nhân dân ta trong suốt 50 năm qua và mãi tới mai sau.
 

  Nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh của Chủ  tịch Hồ Chí Minh (19/5), kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019), chúng ta ôn lại lời căn dặn của Người trong Di chúc, để quán triệt sâu sắc, học tập và làm theo Di chúc của Người trong giai đoạn hiện nay một cách có hiệu quả, phù hợp và sát thực tế của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
               Điều trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên và toàn dân, toàn quân tự giác nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các nội dung Di chúc, thêm thấm nhuần những lời dạy của Người, tạo ra đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng. Mỗi tập thể, cá nhân hãy soi mình vào những yêu cầu, kỳ vọng, định hướng của Người để phấn đấu, rèn luyện nghiêm túc hơn, cố gắng đóng góp nhiều hơn cho đất nước; nhất là Bài học về tinh thần cống hiến cho lý tưởng cách mạng. Khi nói về việc riêng trong bản Di chúc của mình, Bác “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” cho Tổ quốc, cho cách mạng và cho nhân dân. Bác nhấn mạnh từ “phục vụ” nhằm nói rõ nhiệm vụ của người làm cách mạng là phải quên mình “phục vụ” Tổ quốc, nhân dân. Người cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người “đầy tớ” trung thành của nhân dân.
               Thứ hai, Di chúc như một kế hoạch, một chương trình hành động của toàn Đảng, toàn dân về sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh với những chỉ dẫn về quản lý xã hội như: đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp hoàn cảnh mới; khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế; phát triển công tác vệ sinh, y tế; chính sách cho nông nghiệp, nông dân; chính sách xã hội, công bằng xã hội...Để đạt được mục tiêu ấy, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng các quy luật phát triển, huy động được các nguồn lực của địa phương, đơn vị mà trước hết, quan trọng nhất là nguồn lực con người, phải có một lộ trình kế hoạch để từng bước thực hiện. Cần phải tích cực, có bản lĩnh chống biểu hiện sự vô cảm, quan liêu mệnh lệnh, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho Nhân dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Nhân dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Mọi thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước đều vì hạnh phúc của nhân dân, vì mục tiêu không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Mọi nhiệm vụ cách mạng đều do nhân dân thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là yêu cầu xuất phát từ bản chất của chế độ ta.
              Thứ ba, Di chúc chỉ dẫn con đường, mục tiêu phát triển của nền văn hoá Việt Nam; trù tính, dự liệu về những cuộc vận động lớn giáo dục văn hoá trong toàn dân, toàn xã hội, lấy văn hoá chính trị của Đảng và văn hoá trong thể chế nhà nước - một nhà nước dân chủ pháp quyền của dân, do dân, vì dân làm sức mạnh tiêu biểu nêu gương thuyết phục nhân dân. Qua lời dặn dò về việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến việc xây dựng một đời sống văn hoá mới; do đó mỗi cán bộ, đảng viên đề cao ý thức, trách nhiệm xây dựng lối sống tiết kiệm, không lãng phí, văn minh, tiến bộ; bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sinh thái.
              Thứ tư, Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là đề cao trách nhiệm, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đó cũng chính là những công việc quan trọng, thiết thực và có ý nghĩa nhất trong dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người. Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản về trách nhiệm nêu gương, đặc biệt là Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Nêu gương của cán bộ, đảng viên là tỏ rõ sự biết ơn Bác, tự hào và nguyện làm theo Bác. Nêu gương về lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Nêu gương về đạo đức, lối sống trong sáng; về bản lĩnh, trách nhiệm, niềm tin. Nêu gương phải thực chất, tránh hình thức, cố tạo ra hình ảnh, phải thật sự chân thực trong công việc, cuộc sống của mỗi người lãnh đạo, bình dị, giản dị như cuộc đời của Bác.

* **

              Kỷ niệm 50 năm ngày Bác đi xa, ôn lại lời căn dặn của Người trong Di chúc, là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức Đảng tự soi rọi lại mình; phấn đấu xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” như di nguyện của Người./.

Nguồn tin: trieuphong.quangtri.gov.vn

Các tin khác